THIEU.WORK - Transforming High-Impact Ideas into Effective and Unmatched solutions
9 sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp
Thứ hai - 03/03/2025 00:01
Khởi nghiệp là một hành trình đầy thử thách, và ngay cả những người có kinh nghiệm nhất cũng có thể mắc sai lầm. Tuy nhiên, việc nhận thức được những sai lầm phổ biến và học cách tránh chúng có thể tăng đáng kể cơ hội thành công của bạn.
Dưới đây là 9 sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp và cách để tránh chúng: 1. Không nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
Rất nhiều startup không nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh dẫn tới "bán những thứ mình có" chứ không phải bán thứ khách hàng, thị trường "Cần" vội vàng lao vào kinh doanh mà không có kế hoạch rõ ràng. 2. Chọn sai mô hình kinh doanh
Việc phân tích nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng giúp cho khách hàng hiểu rõ được cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Xác định được rõ ưu nhược điểm của doanh nghiệp thông qua việc thiết kế và xây dựng khung mô hình kinh doanh phù hợp. Không có mô hình doanh thu rõ ràng hoặc chọn mô hình không phù hợp với thị trường điều tất yếu làm cho doanh nghiệp thất bại một cách nhanh chóng. 3. Thiếu kế hoạch tài chính và quản lý dòng tiền kém
Nhiều startup nhanh chóng cạn vốn vì không có kế hoạch tài chính bài bản đây là một trong những lỗi phổ biến của các startup hiện nay.
Vì không có kế hoạch tài chính bài bản dẫn tới việc quản lý không minh bạch và rõ ràng, đặc biệt không tách bạch được tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp. Dẫn tới việc chi tiêu theo cảm tính không lường trước được những vấn đề về rủi ro cũng như nhận định được đúng cơ hội để đầu tư. 4. Không xây dựng đội ngũ phù hợp
Nhiều startup chỉ dựa vào cá nhân sáng lập hoặc tuyển sai người, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ. Doanh nghiệp trong quá trình startup rất cần có nhân sự phù hợp với mục tiêu phát triển chung của tổ chức đặc biệt về văn hoá về cách làm việc chứ không đơn thuần là tài năng. 5. Chỉ tập trung vào sản phẩm mà bỏ quên khách hàng
Sai lầm: Chỉ tập trung phát triển sản phẩm mà không xem xét phản hồi từ khách hàng. Việc ghi nhận phản hồi tích cực từ khách hàng đóng góp vô cùng quan trọng vào quá trình cải tiến và phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị hiếu của khách hàng và thị trường. Nếu chỉ dựa trên phán đoán và cảm tính của bạn thì chưa chắc sản phẩm của bạn đã được chào đón một cách tích cực hoặc chỉ đáp ứng được một bộ phận rất rất nhỏ có sở thích giống với bạn. Như vậy việc phát triển doanh nghiệp trở lên vô cùng khó khăn và dễ bị nản chí, thất bại. 6. Không có chiến lược marketing hiệu quả
Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ dựa vào truyền miệng hoặc không có kế hoạch tiếp cận khách hàng rõ ràng. Vấn đề làm cho các startup doanh nghiệp khởi nghiệp không biết cách khai thác tối đa các nền tảng, công nghệ số vào quá trình truyền thông quảng bá thương hiệu cũng như tiếp cận khách hàng mới.
Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi xu hướng phát triển chung của toàn thị trường áp dụng công nghệ số vào quá trình phát triển nhân và rộng thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận tới dễ dàng với khách hàng mới hơn bao giờ hết. 7. Thiếu kiên trì hoặc quá cứng nhắc
Bỏ cuộc quá sớm, trong khi số khác lại cố chấp với mô hình kinh doanh không hiệu quả. Do không nghiên cứu kỹ thị trường, không có một kế hoạch tài chính phát triển cụ thể và lường trước được những vấn đề rủi ro, biến động của thị trường làm cho các startup, doanh nghiệp khởi nghiệp kiệt quệ về cả trí lực, vật lực và tài chính...dẫn đến hết khả năng tiếp tục duy trì và phát triển. 8. Không xây dựng mạng lưới quan hệ
Nhiều startup hoạt động đơn lẻ mà không tận dụng được sự hỗ trợ từ chuyên gia, cố vấn và đối tác. 9. Không có chiến lược thoát ra (Exit Strategy)
Nhiều người chỉ nghĩ đến tăng trưởng mà không chuẩn bị phương án thoát khỏi thị trường khi cần. Điều này cũng xuất phát từ việc không có kế hoạch tài chính bài bản nên quản trị dòng tiền của doanh nghiệp không được tốt. Nó cũng ảnh hưởng tới việc huy động kêu gọi thêm các nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng hay các quỹ đầu tư.
Khởi nghiệp là một hành trình đầy thử thách, nhưng cũng rất bổ ích. Bằng cách tránh những sai lầm phổ biến và học hỏi từ những người thành công, bạn có thể tăng cơ hội biến ước mơ khởi nghiệp của mình thành hiện thực.
Tác giả bài viết: Thieu.Work
Nội dung thông tin trên đây là tài sản thuộc sở hữu trí tuệ của Thieu.Work & Partner - Xin vui lòng liên hệ cấp phép và ghi rỏ nguồn " Thieu.work" nếu trích dẫn từ trang thông tin này.